kêt qua bong đá

Như bài đầu tiên Giải mã chiếc "hộp đen" nhatvip

【nhatvip】Ai đã đúc đồng tiền vàng hoa cúc dưới thời vua Minh Mạng?

Như bài đầu tiên Giải mã chiếc "hộp đen" của đồng tiền vua Minh Mạng bằng vàngđã phản ánh: Vào năm 1870 sau khi Pháp chiếm trọn Nam kỳ thì hãng đúc tiền Uhlhorn của Đức đúc 1 đồng xu bằng đồng làm mẫu: mặt phải có bốn chữ Tự Đức thông bảo. Mặt trái có tên nhà đúc và chữ tiền mẫu.

Chân dung vua Minh Mạng (1820-1841)

T.L

Mặc dù tiền không được lưu hành nhưng được các người sưu tập và các nhà nghiên cứu coi như tiền mẫu chính thức, trù tính sẽ lưu hành ở miền Trung, lãnh thổ thuộc quyền vua Tự Đức (theo F. Joyaux, BSFN, tạp chí sưu tầm tiền cổ Pháp trang 215 và 221).

Năm 2011 một trong những đồng tiền mẫu này được đem đấu giá ở New York với giá 22.140 USD. Vậy thì rất có thể một công ty ngoại quốc đã đúc đồng tiền này. Nhật Bản là nước đầu tiên có hy vọng giúp ta tìm ra manh mối với các lý do sau đây:

1. Nước Nhật vào cuối thế kỷ 19 đã canh tân và cải cách tiến bộ vượt bậc về thương mại và kỹ nghệ;

2. Nhật và ta gần nhau, đã từng có giao lưu thương mại từ lâu;

3. Tiền Nhật Bản là tiền độc nhất luôn luôn có hình hoa cúc ở trung tâm mặt phải. Khổ một nổi: Người Nhật chỉ đúc những đồng tiền tròn có hoa cúc từ năm 1873.

Hơn nữa hoa cúc tượng trưng cho ngai vàng Nhật Bản chỉ bắt đầu vào thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868 - 1912). Nói cách khác vua Minh Mạng lên ngôi hơn nửa thế kỷ trước khi người Nhật đúc tiền hoa cúc.

Khi Nhật Bản bắt đầu cải cách kỹ nghệ thì Pháp đã nuốt trọn gần hết Đông Dương. Nếu Nhật muốn làm ăn với Pháp về phương diện thực tế phải đúc tiền vua đương thời và sớm nhất là Tự Đức (1848 - 1883), lẽ nào lại đúc tiền Minh Mạng.

Đồng 50 Yên của Nhật

Tiền Hoa cúc bằng vàng thời Minh Mạng

nguồn. trang Việt Nam Phong Hóa

Thêm nữa trước khi người Pháp sang vua Minh Mạng đã cho đúc tiền vàng để dùng và để dành rồi. Bằng chứng là năm 1885, tướng De Courcy dẫn quân lính vào thành nội lục soát kho tàng nhà Nguyễn lấy đi 1.900 ký lô vàng, và 60 tấn bạc, gồm cả tiền và các thỏi vàng thỏi bạc. Kể từ thời vua Hàm Nghi về sau các vua ta, dưới chế độ bảo hộ, làm gì có khả năng tài chánh để đúc tiền vàng.

Như vậy ai đúc đồng tiền này, với mục đích gì?

Người đầu tiên tôi nghĩ đến là ông Nguyễn Hữu, một nhà sưu tầm tiền cổ kỳ cựu. Thời trước ông là giáo sư Trường trung học Bến Tre, nhưng sau nhiều năm mất liên lạc, được biết ông không còn nói chuyện được nữa. Đành phải cầu cứu đến hai cơ quan giảo nghiệm tiền cổ uy tín và lớn nhất thế giới ở bên Mỹ.

Cơ quan đầu tiên tôi đến là Professional Coins Grading Specialist (PCGS) ở Nam California. Năm 2013 nhờ giám định, hai tháng sau họ cho biết đây là đồng tiền không phải là copy nhưng không biết gì hơn. Năm sau tôi gửi sang Florida cho Numismatic Guarantee Corporation (NGC), câu trả lời sau một tháng vẫn là không phải tiền giả không rõ xuất xứ.

Trong hai năm vừa qua, tôi đã gặp nhiều nhà nghiên cứu cũng như sưu tầm để hỏi thăm nhưng không kết quả. Họ còn cười và nói: "Ông là người Việt mà còn hỏi chúng tôi, sao không thử hỏi các nhà nghiên cứu trong nước xem sao".

Hoa cúc, biểu tượng ngai vàng của nhật bản

T.L

Tiền hoa cúc thời vua Thành Thái

BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Sau hơn 40 năm sưu tầm tôi có cảm nhận đây là sản phẩm của một công ty Nhật muốn tìm thị trường Việt Nam vào những thập niên cuối thế kỷ 19, một cảm nhận không bằng chứng.

Mong rằng, qua bài viết này, tôi sẽ nhận được nhiều ý kiến quan tâm đến chủ đề này, cùng bàn luận để cùng giải mã đồng tiền vàng về đồng tiền vàng hoa cúc thời vua Minh Mạng vẫn còn chứa đựng nhiều bí ẩn của lịch sử.

Trên đây là câu chuyện về đồng tiền hoa cúc bằng vàng dưới thời vua Minh Mạng của tác giả là bác sĩ Kiều Quang Chẩn và cũng là một nhà sưu tập cổ vật có tiếng ở Mỹ.

Tôi được biết chuyện này là nhờ TS.Trần Đức Anh Sơn vừa qua đã gửi cho tôi bài viết về quá trình sưu tập được đồng tiền có hình hoa cúc rất giống với tiền hoa cúc và biểu tượng ngai vàng của Nhật Bản. Đúng là sự nhiệt huyết của nhà nghiên cứu Kiều Quang Chẩn đã không được toại nguyện, bởi vào thời gian đó công nghệ thông tin không phát triển như bây giờ.

Còn tôi nhờ may mắn bởi có công sức cùng nhiều cộng sự thực hiện công việc phục chế 4 mũ vua và 4 mũ quan triều Nguyễn, mà từ đó đã phát hiện ra ở Việt Nam cũng có một văn hóa Mặt trời – Hoa cúc không thua gì Nhật Bản. Vì vậy mà thông qua Báo Thanh Niên, tôi muốn kết nối bài viết của nhà nghiên cứu Kiều Quang Chẩn đến bạn đọc để cùng nhau "giải mã" những hiện vật của lịch sử để lại.

Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap